top of page

Sơn UV

Trong vòng 6 tháng trở lại đây,nhu cầu sử dụng UV ngày một gia tăng. Tuy nhiên, do yêu cầu về đầu tư , trang thiết bị máy móc nên việc sử dụng loại sơn công nghệ cao này có phần hạn chế.

Bên cạnh đó, một số vấn đề cố hữu của loại sơn này lại ngăn cản việc ứng dụng rộng rãi.

Thực tế có nhiều người đọc qua một số thông tin sơ bộ, hoặc vài bài viết có tính PR cả trong lẫn ngoài nước đều thần thánh hóa loại sơn này. Tuy nhiên có một số vấn đề phải được làm sáng tỏ.

1. Sơn UV có rút ngắn được qui trình công đoạn không :

Trả lời : có và không có . Câu trả lời tùy thuộc vào sản phẩm của bạn là gì , hình dạng thế nào, phôi gỗ/ vật liệu ra sao và quan trọng là yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm hoàn thiện. Và cái chính vẫn là hệ thống máy móc bạn có thể đầu tư đến đâu . Thế nên, cần phải tìm hiểu và cần tư vấn thật kĩ trước khi đầu tư. Tôi từng làm việc với nhiều khách hàng, đã đầu tư hàng tỷ đồng để rồi tháo cất kho hoặc bán ve chai do không phù hợp hoặc không hiệu quả.

- Tơi đây, tôi chợt nhận ra , mình rất có hứng thú với vấn đề này. Người ta có lẽ đã đọc quá nhiều bài viết mang tính chất PR hơn là học thuật , cũng như những bài dịch sơ sài . Thậm chí có sự nhầm lẫn các khái niệm , cụ thể là các khái niệm về sự tự động hóa, sự hỗ trợ máy móc hoặc có sự tham gia của trí thông mình nhân tạo ( hơi xa, nhưng thực sự, mọi người bị cái này làm cho mê hoặc nhưng không thực sự hiểu nó cụ thể là gì ) . Ở các công ty VN, việc sử dụng chuyền sơn UV phù hợp với định nghĩa " sự hỗ trợ máy móc"

- Sự hỗ trợ máy móc : về cơ bản, qui trình công đoạn sản xuất của bạn y như cũ , thậm chí lề lối cũng như yêu cầu trình độ của người vận hành cũng không đòi hỏi gì nhiều hơn. Chỉ là thiết bị này giúp bạn giảm công và làm có năng suất cao hơn . Ví dụ : máy cán lót UV sẽ khiến việc lót tấm sản phẩm nhanh hơn, tấm MDF trước đây cần lót PU 2 đến 3 lần, mỗi lần chờ thời gian khô từ 45p đến 60 p, xả nhám trước khi đến các công đoạn thi công tiếp theo ( sơn màu/sơn vân gỗ/ vv.vv...). Với UV, bạn chỉ cần tối đa 2 lần cán . Sau mỗi lần cán , sấy UV gần như khô tức thì . RÕ RÀNG LÀ NHANH HƠN RẤT NHIỀU .

Nhưng khoan, bạn đọc kĩ lại có một số chỗ lưu ý như sau :

Phương pháp sơn của bạn là cán trục : tức là : sản phẩm của bạn bị hạn chế bề mặt sơn, bạn chỉ có thể cán mặt với một độ cong vênh nhất định , không sơn cạnh cùng lúc được . Thêm nữa, bạn phải chấp nhận roller mark ( sọc cán) trên bề mặt sản phẩm, chỉ có thể hạn chế bằng cách điều chỉnh máy , hoặc dùng loại trục thích hợp, không thể loại bỏ hoàn toàn.Thông thường, để rollermark mịn và khó nhận thấy, phải giảm lượng sơn cán trên bề mặt mỗi lần cán và tăng số lần cán để đạt được độ phủ mong muốn, và nếu bạn chỉ có 1 máy cán , 2 đến 3 công nhân vận hành máy và sản phẩm của bạn có kích thước lớn, khối lượng sản xuất lớn thì rõ ràng, hiệu quả của máy UV bị giảm đáng kể và thậm chí, đã có khách hàng thốt lên với tôi rằng : " ủa vậy thì nhanh hơn chỗ nào .." vâng, rõ ràng là có sự không phù hợp.

Tại sao tôi ghì MDF, vâng , để việc sản xuất với máy cán trục luôn ổn định và nhanh chóng, phôi của bạn buôc phải đồng đều , và gỗ tự nhiên thì rất khó đạt được độ đồng đều nhiều hơn 80% số lượng hàng( 100 tấm gỗ thì tầm gần 20 tấm có khuyết tật , cong vênh) . Có nghĩa là với tấm gỗ tự nhiên, bạn phải tái chế gần 20% ( sửa hàng) do nguyên nhân là phôi không đồng đều ( có thể phải sơn PU bằng súng phun lại ..), và sẽ là cấp số nhân tùy theo loại gỗ tự nhiên và yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng như qui trình sản phẩm . Và trong sản xuất đồ nội thất ứng dụng sơn UV, MDF được sử dụng nhiều và rộng rãi nhất do là gỗ công nghiệp, tính đồng đều rất cao.

Thế ván sàn thì sao , ah, ván sàn là vấn đề khác , sẽ bàn tới nếu có duyên gặp mặt .

Độ cứng sơn UV có phần khá cao so với sơn truyền thống, thêm việc có roller mark nên việc xả nhám phẳng bề mặt sau khi lót là không dễ. Rõ ràng không thể thực hiện bằng tay, với máy xả nhám, phôi không đồng đều và yêu cầu xả thật phẳng bề mặt đủ đề phun bóng là không khả thi, thế nên thực tế, vẫn phải lót lại bằng súng phun nếu yêu cầu bề mặt lán đẹp như thông thường.

Nói tóm lại là bạn có thể tháy, việc ứng dụng sơn UV có mang lại lợi ích cho bạn hay không tùy thuộc vào :

Sự đầu tư máy móc , đặc thù sản phẩm, chất lượng sản phẩm yêu cầu, tính chất sản phẩm yêu cầu và cũng như công suất sản xuất yêu cầu .

- Tự động hóa : nói sơ qua là : bạn phải thiết kế lại qui trình công đoạn sản xuất để có thể tự động hóa đước, thiết kế sản phẩm để có thể sản xuất bằng tự động hóa được và cũng như chất lượng yêu cầu sản phẩm cũng như vật liệu sản phẩm có thể ứng dụng tự động hóa được , và tất nhiên , bạn phải đầu tư đến nơi đến chốn để thực sự tự động hóa . Ví dụ như ở các công ty làm mứt của nước ngoài có nhà máy tại VN, họ tự động hóa từ việc đưa trái xoài còn nguyên lá nguyên vỏ đến lúc thành mứt xoài, tuy nhiên, ngoài máy móc hiện đại, qui trình thích hợp thì họ còn cần những trái xoài có kích thước đồng đều và chất lượng đồng nhất. Do vậy họ nhập xoài từ Thái Lan để vận hành nhà máy thay vì thu mua xoài vốn không thiếu ở VN.

Mấu chốt của tự động hóa là sự CHUẨN HÓA toàn qui trình.

- Còn sự can thiệp của trí thông mình nhân tạo. Ah, chắc đến lúc tôi về hưu , VN mình cũng chưa đạt được đến mức này đâu. Đại khái là nó sẽ gần như những gì bạn tưởng tượng khi ban đầu nghĩ đến máy móc và sơn UV. Vâng, máy nó đủ thông mình để khi bạn nhét cái j vào nó cũng sẽ ra sản phẩm chất lượng như bạn yêu cầu. Giống như mới đây tôi nghe nói hãng điện thoại nào đó có camera tự sướng kết hợp trí thông minh nhân tạo, đại khái là bạn nhét cái mặt của bạn dù là nam hay nữ, già hay trẻ, điện thoại nó tự nhận biết và đưa ra mức điều chỉnh phù hợp để tấm hình sản phẩm đủ đẹp và chân thực. Nếu như thông thường, nó sẽ cà mặt hết như gái 17 thì nhìn gớm chết .

Và để kết thúc phần này, tôi lại nhắc lại : việc ứng dụng sơn UV có mang lại lợi ích cho bạn hay không tùy thuộc vào : Sự đầu tư máy móc , đặc thù sản phẩm, chất lượng sản phẩm yêu cầu, tính chất sản phẩm yêu cầu và cũng như công suất sản xuất yêu cầu . ( còn nữa)

* Ai muốn copy /paste thì làm ơn cho dòng thông tin tác giả để tưởng niệm.

Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page