LED Curing
LED curing : tức là sấy sơn bằng đèn LED .
Về bản chất, đây cũng là sấy UV, nhưng nguồn phát UV đa phần trong ngành gỗ là từ bóng Hg hoặc Galium hoặc khí hỗn hợp.
Đèn UV truyền thống tạo ra năng lượng UV bằng việc tạo ra hồ quang điện để ion hóa khí bên trong bóng đèn ( ở đây là Hg),đưa nguyên tử lên trạng thái kích thích. Sauk hi nguyên tử chuyển về trạng thái cân bằng bình thường, sẽ phát ra các photon bao gồm cả một dải rộng phổ điện từ ( năng lượng UV bao gồm các vùng bước song A-B-C) và một phần năng lượng ở vùng hồng ngoại và vùng ánh sáng thấy được.
Nhược điểm là:
+Rất tốn điện: do bước sóng phát ra có dải rộng từ vùng cực tím đến vùng hồng ngoại , nên cần nhiều điện năng . Phải xài điện công nghiệp 3 pha.
+ Tỏa nhiệt : do nhược điểm công nghệ là nhiệt hao phí rất lớn, cũng như nhiệt do đèn UV phát ra ( có cả vùng hồng ngoại) .Do đó, thường phải đi kèm với hệ thống tản nhiệt cồng kềnh.
+Phải có thời gian khởi động ( từ 10-15 phút) trước khi bắt đầu sấy, việc khởi động tốn rất nhiều thời gian .
+Ô nhiễm môi trường ( do khí trong đèn dần bốc hơi , phát tán ra môi trường bên ngoài)
+ Nguy hiểm nếu không được bảo hộ : do đèn phát ra bao gồm cả các bước sóng UVB và UVC nên có độc tính nhất định ( tuy không nhiều) , và sẽ nguy hiểm nếu thường xuyên tiếp xúc không an toàn
Do vậy, cho dù hiện nay có các thiết bị chiếu UV di động, nhưng việc chiếu UV cho các sản phẩm như tủ bàn ghế cũng khó thực hiện và nguy hiểm.
Với công nghệ LED thì các vấn đề trên hoàn toàn được loại bỏ :
UV-LED tạo ra năng lượng UV hoàn toàn theo cách khác. Dòng điện di chuyển đi qua thiết bị bán dẫn( Điốt) và làm thiết bị này phát ra photon năng lượng.Tùy thuộc vào vật liệu làm Điốt quyế định bước sóng của photon thiết bị này phát ra . Năng lượng UV của các loại đèn LED thuộc dãi bước sóng UV rất hẹp , chỉ dao động 20nm.
Nhiệt độ thấp , tiêu thụ điện năng giảm, hệ thống gọn nhẹ ( do giảm được đáng kể các thiết bị giải nhiệt) , an toàn ( vì UV vùng A và vùng thấy được ( visible UV) có độ an toàn cao hơn rất nhiều ) . Không cần thời gian khởi động, bấm nút là bật, nên thích hợp chế tạo các thiết bị cầm tay. Công nhân vô tình có cầm chiếu vào mặt nhau cũng không đến nỗi quá nguy hiểm ( tất nhiên hạn chế và nghiêm cấm điều này)
Bên cạnh đó là kích thước thiết bị cực kì đơn giản. Như hình dưới, hệ thống sấy có thể xếp được dễ dàng .
Hoặc có thể xếp các đèn LED vào hầm sấy đơn giản để sấy các sản phẩm đã ráp. Rất hiệu quả.
Chi phí giảm đáng kể so với việc sử dụng hệ thống sấy UV thông thường
Tuy nhiên có một số nhược điểm :
Thiết bị đắt , ngoài led, hệ thống giải nhiệt bằng dung dịch cũng có giá khá cao .
Loại sơn UV phải phù hợp. Không phải loại sơn UV nào cũng xài được loại đèn LED này.
Và Hóa Keo Bình Thạnh có loại này .
Cho các bạn xem đèn LED sấy sơn trong phòng thí nghiệm của mình
:
Rất gọn nhẹ, đằng sau có 2 ống để dẫn nước giải nhiệt vào và ra .
Hơn xa lắc cái máy cầm tay dùng bóng đèn mình mua để làm thí nghiệm trước đây . ( như hình dưới đây, là bóng đèn sấy UV cầm tay cỡ nhỏ, tuy nhiên năng lượng rất thấp.)
Sau nhiều tháng tìm hiểu , mình quyết định mua luôn một máy sấy UV led cầm tay.
Mình thử nghiệm sơn LED do mình làm. Mình thử nhiệm với các loại sơn : không màu và màu ( trắng) .
Đoạn Clip mình chia sẻ dưới đây cũng nói qua về công nghệ LED
Hiện tại