top of page

Sơn UV dùng cho súng phun

Như đã biết, sơn UV là sơn đóng rắn bằng tia cực tím . Tia UV là tác nhân kích hoạt phản ứng đóng rắn, làm sơn khô . Tia UV có trong ánh sáng mặt trời , tuy nhiên năng lượng không đủ lớn để kích hoạt phản ứng đóng rắn. Để làm khô sơn UV, người ta dùng lò sấy UV , hoặc đèn UV cầm tay . Thiết bị này cho ra tia UV mạnh gấp 10- hàng trăm lần UV ánh sáng mặt trời.

Sơn UV về bản chất không được pha loãng bằng dung môi ( tên thường gọi là xăng) và có độ nhớt khá cao, nên đa phần được dùng bằng phương pháp cán với máy cán trục .

Tuy nhiên nhược điểm của máy cán trục là chỉ sử dụng được với các sản phẩm phẳng hoặc có độ cong tương đối ( dùng các trục mềm) . Để có thể sử dụng trên các bề mặt có đa dạng, người tha thường pha loãng sơn UV để phun ( pha với các loại dung môi có tốc độ bay hơi nhanh ) .

Tuy nhiên , sơn UV khi pha loãng và phun bằng súng phun sơn thông thường , nếu là sơn bóng thường sẽ cho bề mặt không được như ý, vì sơn UV vốn được thế kế để cán trục, nên tính lưu biến của sơn không phù hợp để tạo bề mặt đẹp , nhẵn khi phun.

Năm ngoái , mình có làm một loại sơn UV để phun ( bóng 100 và bóng matte) , có tính lưu biến phù hợp để phun . Nhược điểm nữa là khi phun, hiệu quả sử dụng là 60%-70% tùy thiệu biên dạng bề mặt sản phẩm hoặc kĩ năng sơn, và sơn UV có giá thành cao hơn sơn PU truyền thống nên chi phí sơn sẽ rất cao . Nhược điểm kế tiếp là sơn UV chỉ có thể khô được khi có tia UV có cường độ thích hợp , nên phần sơn hao phí bay ra môi trường sẽ không khô, ngoài độc hại ( do không khô, nên có thể thấm qua da , đi sâu vào cơ thể) còn làm môi trường sơn rất dơ ( do dính, nhớp..). Trên các sản phẩm có biên dạng phức tạp, sơn sẽ bay vào các thành phần khuất hoặc mặt dưới sản phẩm, khi đó, nếu chiếu đèn không hết hoặc tia đèn khô chiếu tới, sẽ làm cho sơn ở các vị trí đó không khô. Sản phẩm sẽ hôi ( mùi sơn không khô) và khi công nhân thao tác ( bốc , dỡ) với sản phẩm sẽ dính vào phần sơn không khô đó, và vô tình làm dơ sản phẩm cũng như độc hại.

Và quan trọng là vì sơn UV không có thời gian khô như các loại sơn truyền thống, nên khi chưa sấy UV , sơn rất dễ bắt bụi - đặc biệt là bóng high gloss. Nên để sản xuất , cần có buồng sạch, cũng như đầu phun thích hợp và công nhân có kĩ năng phun tương đối tốt ( vì là sơn hàm lượng nhựa cao, nên với các lớp top semi-gloss rất dễ sai độ bóng)

Như vậy, với loại sơn này, chỉ dùng khi có các yêu cầu sau :

- Độ cứng cao

- Độ chống trầy cao

-Biên dạng bề mặt sản phẩm đơn giản

-Có phòng sạch khi sản xuất

-Độ phủ cao

-Hệ thống đèn sấy thích hợp

Một số hình ảnh của loại này :

Semi- Gloss:

Ngoài ra, nếu sản phẩm dạng thanh dài, biên dạng đa dạng như khung cửa/khung bao... có thể dùng máy phun chân không.

Đây là hệ thống có khá lâu, tương đối không đắt, tuy nhiên do khả năng ứng dụng không cao nên ít gặp.

Với hệ thống sơn UV cán cạnh thông thường, chỉ có thể sử dụng tấm lớn , và một lần chỉ có thể phủ được một cạnh.

Với hệ thống sơn phun chân không ( Vacuum Coater machine) , có thể sơn được các thanh thẳng đa biên dạng và phun một lần được 3 mặt .

Máy có thể sử dụng được với sơn nước và sơn UV .

Không dùng cho sơn dung môi vì việc tạo ra bụi sơn với dung môi rất nguy hiểm, dễ cháy .

Ngoài ra hệ thống đèn sấy dạng chữ U , chiếu mặt và cạnh cũng làm cho chi phí thay bóng đèn khá cao

SƠN UV 2 THÀNH PHẦN :

sơn UV pha dung môi để phun , ở nước ngoài gọi là solvent based UV Coating. Ta đã hiểu qua các ưu nhược điểm của loại sơn này.

Phần này ta sẽ đến với loại sơn chính trong bài, sơn đóng rắn bằng 2 cơ chế : phản ứng hóa học giữa các gốc tự do và các gốc không no ( kích hoạt gốc tự do bằng tia UV) và phản ứng giữa NCO và OH ( sơn PU) .

. Nghe nói tùm lum vậy chứ nói tóm lại là , nó là loại sơn không màu, có thể cho độ mờ 4%-5% đến độ bóng 90%-95% , có độ cứng 2H-3H ( thấp hơn UV ) , chống trầy tốt. Quan trọng là nó được thiết kế để phun nên tính lưu biến rất ổn.Ngoài việc đóng rắn bằng tia UV : khô nhanh chóng, cơ tính tốt . Loại sơn này còn có tính khô gần như loại sơn dung môi truyền thống ( sơn NC, PU, AC....) .

-Khô cấp 1 ( dust-free time) bề mặt ráo dung môi, vuốt nhẹ lán tay, không dính. Tuy nhiên khi ấn mạnh sẽ để lại dấu tay. Với sơn đóng rắn 2 cơ chế này, dust-free đạt được ngay sau khi flash off( bay hết dung môi /chất mang) và tầm từ 3 phút đến 5 phút. Do vậy sẽ hạn chế bụi dính lên bề mặt , có thể dễ dàng sử dụng ở các nhà xưởng tương đối nhỏ hoặc các nhà máy không có nhiều diện tích, thường bố trí phòng sơn gần các phòng công đoạn làm nguội ( nhám, chà/cưa gỗ) vốn nhiều bụi.

-Khô cấp 2 ( touch-free time) : với sơn PU hoặc NC , đây là khi bạn ấn mạnh ngón tay vào màng sơn nhưng không để lại vết, tuy nhiên nếu bấm mạnh hoặc chà nhám,vẫn thấy bề mặt sơn còn dẻo hoặc dính nhám. Với loại sơn đóng rắn bằng 2 cơ chế, touch-free khá dài ( 5 giờ đến 9 giờ ) , tuy nhiên đó là nếu không sấy UV. Với loại sơn đóng rắn bằng 2 cơ chế này , sau khi flash off là đưa đi sấy UV , bề mặt sẽ lập tức cứng, chắc, để ổn định nhiệt trong 1 đến 2 giờ là đóng gói .

Các đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng loại sơn này :

- Sản phẩm có biên dạng bề mặt phức tạp, phải dùng súng phun.

- Chống ngã vàng tốt

-Cứng hơn PU thông thường nhưng không cứng bằng UV

-Chi phí hợp lí hơn sơn UV .

-Có thể sử dụng với lót PU chứ không cần dùng lót UV

Đây là môt tấm mẫu đã thực thiện với loại sơn UV này .

Đoạn clip ngắn ghi lại các bước thực hiện

Ưu điểm :

- Chống ngã vàng-Tăng tốc độ sản xuất ( so với PU)-Không mùi , không làm dơ nhà xưởng-Giá hợp lí

-Trong trường hợp sơn ở các vị trí đèn UV không chiếu đến được , vẫn tự khô được, không dính tay người sử dụng cũng như không làm hôi sản phẩm.

-Không cần đầu tư nhiều cho phòng sạch.

- Phù hợp các đơn vị nhỏ, sản phẩm không nhiều để đầu tư dây chuyền thiết bị cũng như diện tích phơi phóng , nhưng muốn phát triển các mặt hàng cao cấp. Nhược điểm

-Không cứng như sơn UV

-Thời gian flash-off dài : từ 20 phút đến 30 phút.

-Có hệ thống sấy phù hợp ( tùy kích thước và hình dạng sản phẩm ) .

Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page