top of page

Giới thiệu về sơn gỗ hệ nước P4 : Làm gì để chuyển đổi từ hệ sơn dung môi sang hệ sơn nước.



Các nhà máy sản xuất nội thất cần lưu ý những điểm sau khi chuyển từ hệ thống sơn gốc dung môi sang hệ thống sơn gốc nước:


1-Khả năng tương thích của thiết bị: Nhà máy sản xuất đồ nội thất phải đảm bảo rằng các thiết bị hiện có của họ tương thích với hệ thống sơn gốc nước mới.

Như đã nói ở phần trước , do quá trình khô của sơn nước khác sơn hệ dung môi . Nên cần phải trang bị lò sấy để sơn nước được khô nhanh , khô hoàn toàn và ổn định . Công nghệ sấy hiệu quả nhất vẫn là IR( sấy hồng ngoại) . Tuy nhiên, với hệ thống IR , chỉ có thế sấy hiệu quả với mặt phẳng, ở những vùng tia IR không chiếu tới sữ có nguy cơ không khô . Nên tham khảo ý kiến nhà cung cấp thiết bị để đầu tư phù hợp.

Bên cạnh đó, đầu súng phun cũng cần được lưu ý.


2-Chất lượng sơn: Sơn gốc nước phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và mang lại độ hoàn thiện giống như sơn gốc dung môi trước đó.

Việc này phải được thực hiện với những nhà cung cấp sơn có kinh nghiệm , có hệ sản phẩm đa dạng và có công nghệ trong việc sản xuất sơn . Nên lưu ý rằng , sơn ngoài chất lượng trước mắt có thể thấy được, còn có sự bền bỉ và ổn định về lâu dài. Nếu nhà máy đang dùng một loại sơn hệ dung môi có tính năng ưu việt như : độ cứng ,chống ngã vàng, .. khi đổi qua hệ nước , nhà cung cấp cấp sơn cần có đủ năng lực để đưa ra một dòng sản phẩm tương đương thực sự


3-Quy trình sản xuất : Nhà máy sản xuất đồ nội thất phải đảm bảo rằng công nhân của mình được đào tạo về quy trình sản xuất cũng như các đặc tính , sự khác biệt của hệ sơn mới .

Đây là điều rất quan trọng , vì có nhiều khác biệt trong qui trình sơn giữa hệ nước và dung môi. Việc đào tạo công nhân sơn đúng và hiểu qui trình giúp cho việc sản xuất được ổn định , biết xử lí trong các tình huống phát sinh tronh sản xuất .


4- Sức khỏe và an toàn: Hệ thống sơn gốc nước thường tạo ra ít bụi và mùi hơn , nên việc trang bị cho an toàn cũng như bảo hộ có thể tinh gọn đáng kế so với việc dùng hệ dung môi. Tuy nhiên nên lưu ý, việc không mùi , không bụi không có nghĩa là không tồn tại sự độc hại . Nên về cơ bản, công nhân sơn phải mặc áo và mặt nạ phòng hộ .Cũng như buồng sơn phải có thiết kế hệ thống hút đạt tiêu chuẩn .


5-Quản lý chất thải: Nhà máy phải có kế hoạch phù hợp để quản lý chất thải do hệ thống sơn gốc nước .

Qui trình xử lí chất thải gần như khác khá nhiều so với hệ sơn dung môi . Do hệ nước ít bay hơi, nên lượng chất thải lỏng là rất lớn . Cũng như hệ nước luôn có những chất ổn định tronh hỗn hợp sơn , nên việc chờ lắng là không khả thi . Hệ nước nên dễ bị nhiễm khuẩn , không xử lí kịp thời sẽ phát sinh mùi và vi khuẩn độc hại. Do vậy , cần có hệ thống lọc ( thường là lọc khung bản) . Phần nước sẽ xử lí sinh học và được đo đạt trước khi xả ra cống . Phần bã lọc sẽ gửi về cho cơ quan môi trường ở địa phương để xử lí .


6- Phân tích chi phí: Nhà máy phải cân nhắc chi phí của hệ thống sơn gốc nước mới, bao gồm chi phí mua thiết bị mới và đào tạo lại công nhân, so với lợi ích lâu dài, chẳng hạn như giảm tác động môi trường và cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Các nhà sản xuất đồ gỗ cần xem xét lợi ích lâu dài để đánh giá khả thi của dự án sơn nước :

  1. Giá thành hệ sơn nước ngày một giảm do công nghệ phát triển

  2. Hệ thống cần thiết trong sản xuất có giá ngày càng giảm nên chi phí bảo trì sẽ giảm theo thời gian

  3. Do sự phát triển công nghệ nên chất lượng sơn nước ngày càng nâng lên, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị trường và thay thế sơn dung môi

  4. Đời sống người dân ngày càng nâng lên, họ có nhu cầu được làm việc ở những môi trường tốt hơn . Như vậy sẽ dễ tuyển được công nhân nếu dùng sơn hệ nước.

  5. Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường của chính phủ ngày càng nghiêm ngặt . Chuyển đổi hệ sơn nước sẽ có nhiều lợi thế .

Sau khi cân nhắc các lợi ích dài hạn . Nhà máy cân đối về mặt chi phí để có những phương án chuyển đổi phù hợp .

( các phương án chuyển đổi sẽ có ở phần tiếp theo )

Commentaires


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page