top of page

UV Coating - Phần 3 Giảm VOC


-Việc giảm VOC ( xem lại các chủ đề về VOC trong Blog này) ngày càng trở nên quan trọng trong ngành sơn phủ nội thất xuất khẩu.

-Một cách thực dụng để hiểu về VOC . Khi bạn mua một món đồ nội thất mới ( những món lớn như giường, tủ ..) đặt vào trong phòng . Trong những ngày đầu sử dụng, bạn sẽ nhận thấy khi bước vào trong, bạn luôn cảm nhận được mùi " đồ mới". Vấn đề là với thời điểm hiện tại, người ta xác định được mùi đồ mới này xuất phát từ các hóa chất có thể bay hơi được sử dụng trong quá trình chế tạo đồ dùng đó, ví dụ như keo trong MDF, keo dán gỗ, mùi của các bộ phận nhựa, kim loại và mùi sơn, và các loại mùi này không tốt cho sức khỏe con người ( có thể có một số hóa chất độc hại ) hoặc gây dị ứng với một số người . Nên hiện tại, Châu âu có những qui định nghiêm ngặc về vấn đề này .Hàng nội thất xuất đi châu âu hầu như có mùi rất nhẹ hoặc không mùi. Đó là do việc siết chặc tiêu chuẩn VOC . Và với tiêu chuẩn hiện nay, việc phải sử dụng sơn hệ nước và hệ UV gần như là việc bắt buộc .

-Mục địch cuối cùng là giảm tối đa lượng VOC trong quá trình sơn sản phẩm ( và sau khi hoàn thiện, sử dụng sản phẩm ).

Việc chuyển qua hoàn toàn hệ sơn nước hoặc sơn UV là lý tưởng nhất, nhưng vấp phải nhiều rào cản.

Về mặt kĩ thuật : Việc sử dụng sơn UV đa phần bằng phương pháp lăn trục , nên chỉ thích hợp với các tấm panel phẳng, hoặc cạnh phẳng.

Về mặt chi phí : để đầu tư một dây chuyền dùng hoàn toàn UV là rất tốn kém.

Do vậy , để giải quyết các vấn đề trên ( kĩ thuật, chi phí, giảm VOC) người ta thường kết hợp các hệ sơn lại để tận dụng các điểm mạnh của từng hệ .

Đầu tiên phải phân tích lưu trình sơn lên sản phẩm hiện tại , đồng thời phân tích lưu trình cắt ghép , định hình sản phẩm . Để biết được , ở công đoạn nào có thể sử dụng được sơn UV ( vd: khi còn là ván nguyên liệu, các chi tiết sản phẩm có bề mặt phẳng và mỏng, các chi tiết phẳng cần những đặc tính đặc biệt như chống trầy,cứng....) .

Các vấn đề trên cần được các kĩ sư / kĩ thuật viên lành nghề cũng như phối hợp với các nhà cung cấp để có giải pháp tối ưu thích hợp nhất. Nhưng thông thường , phương án vẫn là cán UV ( màu hoặc không màu ) cho ván nguyên liệu . Tuy nhiên , cán ván nguyên liệu phải cán hai mặt, tránh bị cong vênh khi lưu trữ lâu. Cũng như phải có hệ thống chà nhám tốt để việc chà nhám không mất quá nhiều công, vì sơn UV cứng, nên chà sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Tại sao lại giảm nhiều VOC.

-Khi phun sơn dung môi lên bề mặt gỗ, lớp đầu tiên sẽ hút rất nhiều dung môi và sơn vào nên gỗ, lượng dung môi này sẽ khó bay hơi hoàn toàn trong quá trình khô của sơn, nên sẽ tiếp tục bay hơi trong quá trình sử dụng của sản phẩm, gây mùi .

-Bên cạnh đó, khi có lớp sơn UV lót , sẽ giảm thiểu được lượng sơn dung môi được phun lên mà vẫn đạt độ phủ. Qua đó giảm được thời gian khô, cũng như giảm VOC, giảm được chi phí sơn dung môi.




Các lợi ích khác

-Sơn dung môi sau khi đóng rắn hoàn toàn, sẽ có hiện tượng co ngót ( tùy loại sơn và chất lượng sơn mà vấn đề này có nhiều hay ít ) Và vấn đề co ngót này sẽ làm bề mặt gỗ hiện lên phần nào lên trên bề mặt sơn hoàn thiện, làm tổng quan sản phẩm sẽ thấy có sự giảm cấp, giảm chất lượng , độ bóng, màu sắc( sự thay đổi độ phẳng mặt , ở mức độ nào đó làm cảm quan về màu sắc của bề mặt cũng bị thay đổi ). Tuy nhiên, với các qui trình sơn có lớp UV ở nền, vấn đề này được giải quyết triệt để.

Ngoài ra, còn có thể ngăn dầu ( với điều kiện không chà mất lớp UV ) trong gỗ trồi ra ngoài gây ố /vàng sản phẩm . Tuy nhiên , vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu để có giải pháp thích hợp hơn do tồn tại nhiều nhược điểm .

Phần tiếp theo: các nhược điểm của sơn hệ UV .


Comments


Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page